Danh sách Blog của Tôi

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2022

Chia sẻ của chuyên gia tâm lý học PsyOne về chứng đau đầu chóng mặt

Đau đầu chóng mặt là một hiện tượng vô cùng phổ biến ở mỗi chúng ta. Hiện tượng này mọi người đều rất xem nhẹ bởi chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý học của PsyOne đã cảnh báo rằng: "Đau đầu chóng mặt sẽ là dấu hiệu ảnh hưởng đến hệ thần kinh". Để tìm hiểu hiện tượng này, bạn đọc cùng theo chân chúng tôi qua bài viết dưới đây. 

Đau đầu chóng mặt là hiện tượng gì?


Đau đầu chóng mặt là triệu chứng bị đau ở vùng đầu, là biểu hiện của nhiều chứng bệnh khác nhau tùy thuộc vào vùng bị đau. Sự xáo động hay làm việc quá tải của các nhóm cơ trong não được tạo thành từ các liên kết tế bào thần kinh nhạy cảm sẽ dễ dẫn đến các hiện tượng đau nhức. 

Nguyên nhân gây nên đau đầu chóng mặt 

Có vô vàn các nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu - chóng mặt. Như do bệnh lý, vùng đầu bị chấn thương, hoặc do các yếu tố tâm lý... 

Vùng đầu bị chấn thương: Khi vùng đầu bị chấn thương ở bên trong hay bên ngoài, mức độ nặng hay nhẹ thì đều dẫn đến tình trạng đau đầu. Hiện tượng đau đầu ấy có thể để lại các biến chứng sau này. 

  • Đau đầu có thể do các bệnh lý: Một số bệnh lý gây ra hiện tượng đau đầu chóng mặt như: Hạ đường huyết, thiếu máu não,...

  • Tâm lý cũng là lý do bị đau đầu: Tình trạng căng thẳng stress, lo âu, sợ hãi sẽ khiến vùng đầu bị đau. Hầu như, chứng đau đầu chóng mặt có tỉ lệ ở người lao động trí óc nhiều hơn người lao động tay chân, tỉ lệ người bị chấn thương về tâm lý ở thành thị mắc cao hơn so với người ở nông thôn và ở nam giới mắc nhiều hơn nữ. 

  • Một số vùng trên đầu và cổ có các cấu trúc nhạy cảm đau. Có nhiều mức độ đau đầu từ nhẹ đến nặng, đau nửa đầu hay đau cả đầu hoặc đau theo từng vùng khu trú (gáy, trán, vùng thái dương…)

Các triệu chứng của đau đầu chóng mặt 


Chúng ta có thể bắt gặp những cơn đau đầu chóng mặt thường có những biểu hiện như: 

👉 Xuất hiện đau một bên đầu, da đầu căng và nóng rát;

👉 Hiện tượng đau trong khoảng thời gian nhất định từ 1 - 3 tiếng sau khi ngủ dậy. Thường xuất hiện ở từng cụm như nửa đầu, sau mắt, thái dương và trán. Người bệnh còn có thể bị kèm theo các triệu chứng ngạt mũi, chảy nước mắt, buồn nôn,...

👉Người bệnh thường xuyên bị, nguyên nhân chủ yếu là do các tác động không lành mạnh từ môi trường, thời gian kéo dài khoảng 2 tuần, sau đó khi không có biện pháp hợp lý để xử lý và điều chỉnh có thể bị rơi vào trạng thái bị trầm cảm nặng hơn, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu lưỡng cực,.. 

Với chứng đau đầu chóng mặt mà mọi người mắc phải, nếu chủ quan và kéo dài tình trạng trên 3 tháng sẽ có các dấu hiệu thay đổi cấu trúc não đồng thời sẽ tạo ra nhiều các gốc tự do trong cơ thể của người bệnh khiến cho não bộ bị rối loạn làm tổn thương đến tế bào thần kinh, mạch máu và cấu trúc não. 

Ngoài ra sẽ gây thêm các chứng trầm cảm, giảm trí nhớ, mất tập trung, sức khỏe bị suy kiệt và sa sút, nghiêm trọng hơn người bệnh có thể bị đột quỵ dẫn đến bại liệt và tử vong. 

Điều trị chứng đau đầu chóng mặt bằng phương pháp nào?

Việc tìm hiểu các nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức trang bị cho chính mình và cả người thân xung quanh. Chúng ta nên hiểu rõ được tình trạng của mình. Không nên lạm dụng thuốc quá nhiều bởi phương pháp này chỉ làm các triệu chứng ức chế tạm thời và sau một thời gian sẽ rất dễ tái phát lại nếu không có hướng điều trị đúng. Ngoài ra lạm dụng thuốc còn gây "nhờn" thuốc, làm mất tác dụng khi điều trị cho những lần sau, dẫn đến không mang lại hiệu quả lại tốn kém chi phí. 

Các chuyên gia tâm lý học của PsyOne chia sẻ, để điều trị chứng đau đầu chóng mặt nên điều trị triệt để tận gốc. Các yếu tố bắt đầu từ thần kinh trong trí não chính vì thế, phương pháp thực hiện nên sử dụng là trị liệu bằng tâm lý. Chữa đau đầu chóng mặt bằng tâm lý có nhiều ưu điểm như:

++ Loại trừ được những căng thẳng, mệt mỏi của người bệnh;

++ Tạo ra tâm lý thoải mái, ổn định cho bệnh nhân;

++ Bồi bổ lại nhân cách giúp người bệnh luôn tự tin trong tư thế sẵn sàng đối mặt với stress trong cuộc sống cũng như trong học tập, công việc, và gia đình,... 

Trên đây là những thông tin về chứng đau đầu chóng mặt nếu cần thêm những thông tin hoặc thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới PsyOne theo số điện thoại: 0888.77.1978 hoặc trực tiếp qua địa chỉ: số 76 đường 23 thành phố Giao Lưu - phường Cổ Nhuế 2 - quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

Tìm hiểu rối loạn cảm xúc cùng PSYONE

Rối loạn cảm xúc là một trong nhóm bệnh của rối loạn tâm lý. Tình trạng này khiến người mắc phải có cảm nhận và hành động theo chiều hướng tiêu cực do bị cảm xúc chi phối, làm ảnh hưởng đến tư duy dẫn đến những quyết định sai lệch gây ra nhiều hậu quá xấu không đáng có. Để giúp mọi người hiểu hơn về hội chứng rối loạn cảm xúc, PsyOne xin được chia sẻ qua bài viết dưới đây. 

Rối loạn cảm xúc là gì? Nguyên nhân của rối loạn cảm xúc do đâu?

Trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta đều có những diễn biến cảm xúc khác nhau như vui, buồn, suy tư,.. Tuy nhiên, nếu một ngày cảm xúc của chúng ta bị mất cân bằng liệu đây có phải là rối loạn cảm xúc hay không?

Khái niệm về rối loạn cảm xúc

Theo các chuyên gia tâm lý học tại PsyOne:

“ Rối loạn cảm xúc là tình trạng não bộ bị bất thường, khiến người mắc phải có tâm lý bị thay đổi, không ổn định về mặt cảm xúc. Khi bị hội chứng rối loạn cảm xúc, người bệnh thường bị chuyển đổi tâm trạng từ hưng phấn sang trầm cảm một cách nhanh chóng và xen kẽ”.

Những nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc

Tình trạng rối loạn cảm xúc có nhiều nguyên nhân gây nên. Có thể điểm qua một số nguyên nhân gây nên rối loạn cảm xúc như:

++ Não bộ bị mất cân bằng sinh hóa: Hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh trung ương bị thay đổi nồng độ như Serotonin, noradrenalin, dopamin,... có trong dịch não tủy, nước tiểu và máu.

++ Gen di truyền là nguyên nhân gây ra rối loạn cảm xúc: Hội chứng rối loạn cảm xúc có thể di truyền qua 2 gen là Gen vận chuyển 5HTT ( Serotonin) và Gen MAOA.

++ Rối loạn nội tiết hormone: Rối loạn nội tiết là nguyên nhân gây nên chứng rối loạn cảm xúc ban đầu gây nên các tình trạng stress, lo âu quá mức và kéo dài sẽ tăng các nguy cơ mắc chứng bệnh tâm thần.

++ Tâm lý ảnh hưởng bởi các tác động mạnh: Yếu tố gây nên chứng tối loạn cảm xúc có thể là do những cú sốc bất ngờ, tinh thần bị đe dọa,.. 

++ Nguyên nhân khác: Có thể là do những nguyên nhân khác như cách nhận thức, môi trường xung quanh, tính cách sống nội tâm,...

Phân loại các dạng rối loạn cảm xúc cùng các biểu hiện của hội chứng

Rối loạn cảm xúc có 2 dạng chính đó là rối loạn cảm xúc trầm cảm và rối loạn cảm xúc hưng cảm. Mỗi dạng rối loạn cảm xúc đều có những biểu hiện khác nhau. 

Rối loạn cảm xúc trầm cảm

Chúng ta có thể nhận thấy, rối loạn cảm xúc trầm cảm được biểu hiện cụ thể như:

  • Biểu hiện qua cảm xúc: Người mắc phải thường có tâm trạng buồn rầu, vô cớ bực tức, lo âu và stress kéo dài, cảm thấy bị mệt mỏi, uể oải và khó chịu hơn.

  • Biểu hiện qua tư duy: Suy nghĩ luôn theo hướng tiêu cực, truyền đạt thông tin thông điệp bị ngưng trệ và không đúng với ý nghĩ của bản thân. Từ đó dẫn đến mặc cảm, tự ti lảng tránh mọi thứ.

  • Biểu hiện qua hành động: Hạn chế hoặc không muốn làm một bất cứ việc gì, muốn ngồi một chỗ và không gian một mình. Nếu ở tình trạng nặng hơn thường có ý nghĩ muốn tự sát.

Rối loạn cảm xúc hưng cảm

Rối loạn cảm xúc trầm cảm mọi người có thể nhận biết qua các biểu hiện cụ thể như:

  • Biểu hiện qua cảm xúc: Người mắc phải có các thái độ thái quá, lạc quan quá mức, thích trêu đùa coi thường người khác, hay cười phấn khích quá đà.

  • Biểu hiện qua tư duy: Những suy nghĩ của người bệnh được liên tưởng rất nhanh, có thể thay đổi dẫn đến trạng thái hoang tưởng, ảo giác khi hưng phấn quá mức. 

  • Biểu hiện qua hành động: Các hoạt động hành vi của người bệnh mang nhiều tính chất lố bịch, quá trớn, ngủ ít hơn so với thông thường. Tình trạng bệnh nặng sẽ khó kiểm soát gây ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân hoặc người xung quanh như: tự đập đầu vào tường, đập phá, hoặc có các hành động tự hành hạ chính cơ thể của bản thân…

Khi bị rối loạn cảm xúc, mọi người chớ nên chủ quan và xem nhẹ bởi hội chứng này sẽ gây nhiều nguy hại như: 

  • Bị mất kiểm soát cảm xúc của chính bản thân gây suy giảm khả năng học tập, làm việc. 

  • Người bệnh bị mất khả năng giao tiếp, thiếu tự tin và mặc cảm với mọi người xung quanh bị hạn chế.

  • Có những hành động gây hại đến bản thân mình, phá hoại tài sản, gây ảnh hưởng trực tiếp tới mọi người xung quanh. 

  • Có thể nguy hiểm tới tính mạng khi người bệnh có ý định tự sát hoặc làm hại những người xung quanh.

Rối loạn cảm xúc thường kéo dài  4-5 tháng rồi tự khỏi nhưng nếu chủ quan và không có biện pháp can thiệp sẽ tái phát lại, kéo dài theo người bệnh suốt đời. Chính vì thế, mỗi chúng ta khi có các dấu hiệu bất thường về cảm xúc nên tìm đến các chuyên gia tư vấn về tâm lý học để có “giải đáp” kịp thời cho bản thân mình.

Những thông tin về rối loạn cảm xúc được các chuyên gia tâm lý học của PsyOne chia sẻ. Mọi người có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline: 0888.77.1978 Fanpage: https://www.facebook.com/TamlytrilieuPsyOne hoặc trực tiếp qua địa chỉ: số 76 đường 23 thành phố Giao Lưu - phường Cổ Nhuế 2 - quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội để được tư vấn nhé. 



Rối loạn lo âu - Những nguy hiểm bạn cần biết (Tâm Lý Trị Liệu PsyOne Hà Nội)

  Cuộc sống quá bận rộn và nhiều áp lực chính là một trong các nguyên nhân khiến những vấn đề về sức khỏe tâm thần đang có xu hướng tăng nha...