Danh sách Blog của Tôi

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên nhân bệnh tự kỷ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên nhân bệnh tự kỷ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022

Nguyên nhân bệnh tự kỷ là gì?

Nguyên nhân gây nên bệnh tự kỷ có nhiều nguyên nhân gây nên. Ngoài những yếu tố vật lý, thì cũng có những nguyên từ tâm lý hay do trẻ bị từ khi mang thai. Để hiểu hơn về nguyên nhân gây tự kỷ ở trẻ, mọi người hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có những thông tin chính xác và hướng phòng tránh nguy cơ tối đa một cách hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ (autism spectrum disorder) là một dạng rối loạn bẩm sinh, thường được biểu hiện đặc trưng ở 3 khía cạnh như kém tương tác xã hội, có các hành vi rập khuôn lặp đi lặp lại và kém giao tiếp bằng lời nói, ánh mắt. Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị hoàn toàn được tự kỷ mà chỉ có thể hỗ trợ bệnh nhân để có chất lượng cuộc sống tốt hơn, tự lập hơn

Chưa thể xác định được rõ nguyên nhân gây ra tự kỷ. Dù rằng có nhiều giả thuyết cho rằng gen là yếu tố có liên quan đến tự kỷ nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu chứng minh được tự kỷ là khuyết tật di truyền.

Các yếu tố nguy cơ như môi trường, virus, chất hóa học độc hại khi mang thai dù được xem là yếu tố nguyên nhân nhưng vẫn chưa thuyết phục. Hiện nay nhiều bằng chứng cho thấy tự kỷ do nhiều yếu tố nguyên nhân khác nhau tạo thành.

Cụ thể, các yếu tố được cho là có liên quan đến nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ bao gồm

Yếu tố di truyền học và gen

Rối loạn nhiễm sắc thể và các rối loạn di truyền về gen hay nhóm gen được cho là có liên quan trực tiếp đến các tác nhân gây tự kỷ. Các nhà khoa học cũng đã tìm ra hơn 100 mang biến đổi có liên quan trực tiếp đến rối loạn phổ tự kỷ SHANK3, NLGN4, DLG2, RN3C2, DYRK1A,SCN2A.. Thống kê qua các xét nghiệm cũng có khoảng 25% ca tự kỷ có liên quan đến yếu tố này.

Ảnh hưởng trong thời kỳ mang thai

Tự kỷ là một bệnh bẩm sinh và thường xuất hiện những “mầm mống” rối loạn từ chính thời kỳ mang thai. Tất nhiên điều này không có nghĩa là nguyên nhân do người mẹ bởi rất nhiều các tác động có thể gây ra rối loạn này mà ngay chính người mẹ dù cẩn thận như thế nào đôi khi cũng không thể kiểm soát được. Cần hiểu rõ vấn đề này để tránh những tư tưởng sai lầm với những người mẹ có con bị tự kỷ.

Thời kỳ mang thai, sức khỏe của mẹ có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của người con. Do đó một số yếu tố tiêu cực liên quan đến môi trường sống, sức khỏe của mẹ bầu có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ. Cụ thể như

  • Môi trường sống: Mẹ sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít và tiếp xúc với hóa chất độc hại, kim loại nặng cũng làm tăng nguy cơ các rối loạn phát triển ở thai nhi.
  • Độ tuổi khi mang thai: Thực tế phụ nữ thường được khuyến khích không mang thai và sinh nở sau 35, đặc biệt là sau 40 tuổi. Lúc này việc sinh nở không chỉ gây khó khăn cho sức khỏe, cuộc sống của người mẹ mà còn làm tăng nguy cơ mắc các rối loạn phát triển ở thai nhi. Thống kê cho thấy tỷ lệ những đứa trẻ bị tự kỷ ở những bà mẹ sinh con sau 40 tuổi cao hơn những người mang thai ở tuổi 20 rất nhiều.
  • Sử dụng một số thuốc không phù hợp cho thai kỳ: Khi mang thai các bà bầu luôn được bác sĩ dặn dò cần phải kiểm soát việc dùng các loại thuốc tây bởi có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của thai nhi. Hầu hết các loại thuốc tây luôn kèm theo một số tác dụng phụ không tốt nào đó, ở phụ nữ mang thai, việc dùng thuốc sai cách hoàn toàn có thể chính là nguyên nhân gây khiến trẻ tự kỷ. Trong đó một số thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống động kinh đều là những nhóm thuốc có nguy cơ gây bệnh.
  • Rối loạn tuyến giáp: Một số nghiên cứu đã chỉ ra ở những người bị rối loạn tuyến giáp khi mang thai thường làm rối loạn một số hormone đồng thời thiếu hụt hormone tyroxin và làm tác động đến cấu tạo não bộ đang được hình thành ở bào thai.
  • Căng thẳng, stress khi mang thai: Sự thay đổi về hormone, cơ thể, sức khỏe chính là nguyên nhân làm thay đổi tâm sinh lý bà bầu khiến những người này dễ bị căng thẳng stress hơn. Nếu tình trạng này không sớm được cải thiện, mẹ bầu luôn sống trong căng thẳng, thiếu năng lượng, uể oải, khóc nhiều, thiếu ngủ dẫn đến trầm cảm hay rối loạn lo âu thì sẽ làm tăng nguy cơ trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ bẩm sinh.

Mẹ mắc một số bệnh lý: mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, bệnh sởi, tiểu đường cũng được cho là yếu tố nguy cơ làm thay đổi não bộ thai nhi khiến trẻ gặp vấn đề trong giao tiếp, ngôn ngữ, ứng xử.

Ảnh hưởng từ thời điểm sinh nở là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ

Một số ảnh hưởng từ quá trình sinh nở, chẳng hạn mẹ sinh non dưới 37 tháng, trẻ dưới 2,5 cân, trẻ bị thiếu oxy trong thời điểm sinh cũng được cho là làm tăng nguy cơ tự kỷ ở một số trẻ. Một số tác nhân khác ở ngay thời điểm sinh nở như chấn thương sọ não do sự can thiệp sản khoa, nhiễm độc thủy ngân, nhiễm khuẩn thần kinh hay chảy máu màng não cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ.

Nguyên nhân là do những tác động ở thời điểm sinh nở này cũng gây ra những rối loạn ở não bộ khiến cấu trúc não bị thay đổi bất thường. Mặt khác những nhóm trẻ gặp các vấn đề này cũng có nguy cơ cao mắc rất nhiều bệnh lý khác, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não nên tuyệt đối không được chủ quan.

Yếu tố môi trường

Như đã nói, yếu tố môi trường ở đây chính là việc mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm, kim loại nặng trong thời gian dài, ngay từ trước và cả trong thời kỳ mang thai. Thực tế các nghiên cứu cũng đã chỉ ra, môi trường sống ( liên quan đến yếu tố gia đình,cách giáo dục của cha mẹ) ít có liên quan đến các rối loạn của não bộ này, hầu hết chỉ liên quan đến ô nhiễm môi trường hay các kim loại độc hại.

Tuy nhiên một vấn đề mà rất nhiều người nhầm lẫn hiện nay chính là cho rằng tự kỷ là do cha mẹ thiếu quan tâm, không tương tác với con. Tự kỷ là một rối loạn bẩm sinh chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác, môi trường sống hay việc thiếu vắng tình thương từ cha mẹ chỉ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn chứ không thể coi đây là nguyên nhân gây bệnh. Có chăng thì nó chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn mà thôi.

Dù vậy việc thiếu tình thương của cha mẹ có gây tự kỷ hay không vẫn còn đang gây ra nhiều tranh luận bởi như đã nói, các nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ vô cùng phức tạp mà các nhà khoa học vẫn chưa thể khám phá hết.

Trên đây là những thông tin về Nguyên nhân bệnh tự kỷ mà PsyOne muốn chia sẻ tới quý bạn đọc. Nếu cần hỗ trợ hoặc có dấu hiệu về tâm lý, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0888.77.1978 - Fanpage: https://www.facebook.com/TamlyPsyOne và trực tiếp tại địa chỉ: Số 76 đường 23 thành phố Giao Lưu - phường Cổ Nhuế 2 - quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội để được các chuyên gia tâm lý hỗ trợ điều trị nhanh nhất

Rối loạn lo âu - Những nguy hiểm bạn cần biết (Tâm Lý Trị Liệu PsyOne Hà Nội)

  Cuộc sống quá bận rộn và nhiều áp lực chính là một trong các nguyên nhân khiến những vấn đề về sức khỏe tâm thần đang có xu hướng tăng nha...