Danh sách Blog của Tôi

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2024

Rối loạn lo âu - Những nguy hiểm bạn cần biết (Tâm Lý Trị Liệu PsyOne Hà Nội)

 Cuộc sống quá bận rộn và nhiều áp lực chính là một trong các nguyên nhân khiến những vấn đề về sức khỏe tâm thần đang có xu hướng tăng nhanh. Trong đó, phổ biến nhất là rối loạn lo âu - tình trạng này khiến cho người bệnh luôn suy nghĩ tiêu cực và lo lắng thái quá về những điều nhỏ nhặt,… Vậy rối loạn lo âu có nguy hiểm không và làm sao để trị liệu hiệu quả triệu chứng này?


 Một số triệu chứng của rối loạn lo âu

Khi mắc rối loạn lo âu người mắc phải sẽ có một số triệu chứng như sau:

- Lo lắng quá mức, lo lắng cả những điều nhỏ nhặt nhất chính là dấu hiệu phổ biến của tình trạng này. Những cảm xúc này không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh là còn ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh họ.

- Đứng ngồi không yên: Khi bị rối loạn lo âu, người bệnh thường rất khó để giữ được bình tĩnh. Trước một sự việc họ thường lo lắng thái quá, cảm giác bồn chồn và đứng ngồi không yên, họ nói nhiều hơn và thường xuyên phải đi lại, hành động để giải tỏa tâm trạng.

- Khó khăn khi tập trung: Người bệnh thường rất khó khăn để tập trung vào công việc. Nếu để bệnh kéo dài không được điều trị, có thể gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ.

- Người bệnh không thể hít thở sâu, thường hay thở gấp, kèm theo đó là tình trạng run tay chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay, tim đập nhanh, đi tiểu nhiều lần.

- Thường xuyên sợ hãi: Khi bị rối loạn lo âu, bệnh nhân thường xuyên có cảm giác sợ hãi về những điều vô lý, thậm chí họ cũng không biết họ đang sợ hãi điều gì. Nếu không được can thiệp, những trường hợp này sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.

- Mất tự tin về bản thân, nghi ngờ về chính bản thân mình.

- Mệt mỏi toàn thân, đau đầu kéo dài và thường xuyên choáng váng, buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh.

- Tình trạng rối loạn lo âu kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể khiến người bệnh có thể sụt cân bất thường hoặc tăng cân quá mức.

- Rối loạn giấc ngủ: Đây cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh. Một số bệnh nhân luôn cảm thấy buồn ngủ, ngược lại một số lại thấy khó ngủ.

Những triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu có thể diễn ra từ từ trong một khoảng thời gian dài với mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng cho tới khi phát hiện ra bệnh. Nhưng cũng có những trường hợp, những triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện đột ngột.

Tình trạng rối loạn lo âu có nguy hiểm không?

Với thắc mắc “Rối loạn lo âu có nguy hiểm không” - Câu trả lời là “có”. Bệnh rối loạn lo âu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh cả về mặt sức khỏe vật chất và sức khỏe tinh thần. Cụ thể như sau:

- Ảnh hưởng tới hệ tim mạch: Khi cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo lắng kéo dài sẽ có xu hướng tăng hormone gây stress. Từ đó gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch, gây tức ngực, khó thở thậm chí có thể làm tăng nguy cơ gây ra những cơn đột quỵ rất nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

- Khiến những bệnh mạn tính trở nên nghiêm trọng hơn: Những người khỏe mạnh khi mắc rối loạn lo âu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vấn đề này còn trở nên nghiêm trọng hơn đối với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Cụ thể, tình trạng rối loạn lo âu có thể khiến một số bệnh như tiểu đường, bệnh tăng huyết áp, bệnh cường giáp hay suy giáp,… trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài quá trình điều trị.

- Khi thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá sẽ khiến người bệnh thiếu tự tin vào bản thân, ngại giao tiếp với những người xung quanh, hoặc cũng có thể là do người bệnh có những hành vi không chuẩn mực khiến cho họ bị mọi người xung quanh xa lánh. Điều này có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người bệnh và cả những người xung quanh.

- Tình trạng rối loạn lo âu không được giải tỏa có thể khiến người bệnh không còn hứng thú với những hoạt động sinh hoạt thường ngày, họ luôn có cảm giác chán nản, mệt mỏi. Lâu dần, bệnh có thể dẫn tới trầm cảm, thậm chí với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn có ý nghĩ tự tử.

- Gây nên tệ nạn xã hội: Một số bệnh nhân bị rối loạn lo âu nhưng không biết rõ tình trạng bệnh của mình đã giải tỏa bằng cách sử dụng chất kích thích, khiến họ không thể làm chủ được bản thân và có thể gây ra những tệ nạn xã hội.

Cách trị liệu bệnh rối loạn lo âu như thế nào?

Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân trị liệu bằng phương pháp phù hợp, có những trường hợp cần phải dùng đến thuốc nhưng cũng có trường hợp không cần dùng thuốc. Dưới đây là một số cách trị liệu rối loạn lo âu hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc:

Liệu pháp nhận thức hành vi: Đây là một phương pháp trị liệu tâm lý giúp bệnh nhân hiểu rằng, chúng ta không thể điều khiển được những vấn đề xảy ra trong cuộc sống nhưng lại có thể kiểm soát cách nhìn nhận đối với sự việc và giải quyết những vấn đề đó. Bạn hãy quan tâm đến điều mà bạn có thể làm được thay vì lo lắng và sợ hãi thái quá.

Yoga: Đây là một bộ môn được nhiều người yêu thích. Không chỉ giúp cải thiện vóc dáng, yoga còn giúp chúng ta thư giãn và cải thiện sức khỏe tinh thần rất tốt. Khi tập yoga thường xuyên, bạn sẽ kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn, giảm căng thẳng rất hiệu quả.

Thay đổi lối sống tích cực: Nên thực hiện lối sống lành mạnh chẳng hạn như ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, thường xuyên vận động, ăn uống khoa học, tiếp xúc nhiều hơn với những người vui vẻ, có thái độ tích cực với cuộc sống,… cũng là cách giúp bạn trị liệu bệnh hiệu quả.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “Rối loạn lo âu có nguy hiểm không”, nếu bạn cần thêm thông tin xin liên hệ với Hotline: 0888771978 của Trung tâm tâm lý trị liệu PsyOne  để được giải đáp.


Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

Rối loạn lo âu và phương pháp trị liệu hiệu quả

 Những người mắc chứng rối loạn lo âu thường xuyên bị sợ hãi, lo âu quá mức mà không rõ lý do. Có rất nhiều loại rối loạn lo âu nhưng chung quy lại thì biểu hiện ban đầu chung của những loại này đó là hoảng sợ và lo lắng. Bài viết hôm nay sẽ cùng bạn khám phá thế nào là chứng rối loạn lo âu và phương pháp trị triệu hiệu quả.



 1. Khái niệm rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là một cụm từ dùng để biểu đạt chứng rối loạn cảm xúc với các triệu chứng khó chịu và lo sợ mơ hồ, vã mồ hôi, đau đầu, khô miệng, bứt rứt, siết chặt ở ngực, khó chịu vùng thượng vị, bồn chồn không thể đứng yên hay ngồi yên một chỗ.

Có sự khác biệt giữa lo âu trong đời sống bình thường và lo âu do bệnh lý đó là:

  • Lo âu thông thường: xảy ra khi có một sự kiện nào đó phù hợp với trạng thái cảm xúc lo âu. Cảm giác này sẽ mất đi khi sự việc đã được giải quyết;

  • Lo âu bệnh lý: không xuất phát từ một nguyên nhân rõ ràng nào hoặc người bệnh biểu hiện quá mức. Triệu chứng thường gây khó chịu, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.

2. Rối loạn lo âu có những loại nào?

Một số loại rối loạn lo âu có thể bạn đã biết:

Rối loạn lo âu lan tỏa:

Đây là loại rối loạn lo âu có biểu hiện là lo lắng một các thái quá trước nhiều sự kiện và hoạt động. Sự lo âu này thường khó kiểm soát đi kèm với các biểu hiện về thể chất như khó ngủ, căng thẳng cơ, bứt rứt, bực tức, khó chịu và gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, công việc và học tập của bệnh.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD):

Là những người có hành vi lặp lại nhiều lần và bị ám ảnh tới mức không thể kiểm soát, ví dụ như thường xuyên dọn dẹp, sắp xếp lau dọn liên tục, rửa tay nhiều lần vì sự vi trùng, vi khuẩn,... Sự ám ảnh này thường gây mất thời gian, ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động xã hội và cả cuộc sống cá nhân của người bệnh, nhiều khi còn khiến cho người xung quanh cảm thấy khó chịu

Rối loạn hoảng loạn:

Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là hoảng sợ cực độ. Những cơn hoảng sợ thường diễn ra khá ngắn và bất ngờ, khiến cơ thể phản ứng lại dữ dội bằng các hiện tượng như đau ngực, khó thở, đau tim,... Bệnh nhân thường không thích ở những nơi dễ khiến họ rơi vào trạng thái hoảng sợ. Nhiều khi biểu hiện hoảng sợ còn lấn át họ, tới nỗi họ cố thủ trong nhà, tránh giao tiếp xã hội.

Rối loạn hoảng loạn có thể khác nhau ở mỗi người nhưng tựu chung biểu hiện ban đầu thường là đau ngực, nhịp tim nhanh, choáng váng, nghẹt thở,... Nghiêm trọng hơn, người bệnh đôi khi còn cảm thấy sợ chết, phát điên,...

Rối loạn lo âu xã hội:

Bệnh đặc trưng bởi sự lo lắng, hoảng sợ quá mức trong các sự kiện hàng ngày, nhất là khi họ bị bẽ mặt hoặc xấu hổ trước đám đông vì sự thể hiện của họ không đáp ứng được như kỳ vọng, ví dụ như sợ phát biểu trước nhiều người, sợ gặp người lạ, sợ ánh đèn sân khấu,...

3. Những biểu hiện ở một người bị rối loạn lo âu

Sau đây là các dấu hiệu chung khi bị rối loạn lo âu:

  • Hoảng sợ hoặc lo âu thái quá, không bao giờ cảm thấy an toàn hoặc chắc chắn;

  • Khó thở, khó ngủ, khó tập trung và bồn chồn, khó đứng yên hoặc ngồi yên một chỗ;

Lạnh và hay đổ mồ hôi tay. Có cảm giác ngứa ran hoặc tê cứng tay và chân;

  • Khô miệng, cảm thấy buồn nôn;

  • Tim đập nhanh, chóng mặt, căng thẳng cơ bắp;

  • Lặp lại nhiều lần các hành vi như kiểm tra khóa cửa, rửa tay,... và bị ám ảnh thường xuyên về một vấn đề nào đó;

  • Khó giữ bình tĩnh để vượt qua được cảm giác lo âu.

4. Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu thường khó để xác định rõ nguyên nhân nhưng những yếu tố sau cũng làm gia tăng nguy cơ bị bệnh:

  • Do tâm lý: tính cách dễ bị lo âu hoặc sang chấn tâm lý từ nhỏ;

  • Do di truyền: nếu trong gia đình có người bị mắc các bệnh tâm lý thì thế hệ sau cũng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng;

  • Do môi trường, xã hội: căng thẳng, stress kéo dài từ công việc, môi trường sống, gia đình,...

  • Do yếu tố về thần kinh.

5. Cách chữa rối loạn lo âu

Để giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng rối loạn lo âu, nên kết hợp áp dụng các biện pháp khác nhau trong đó có trị liệu tâm lý:

  • Tâm lý trị liệu: bệnh nhân sẽ được trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ từ các nhà tâm lý học để hiểu rõ được tình trạng mà mình đang mắc phải. Từ đó cùng người bệnh tháo gỡ những khó khăn trong suy nghĩ, tìm kiếm phương pháp giải quyết phù hợp hơn;

  • Người bệnh nên dành ra ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày để tham gia hoạt động nào đó khiến họ cảm thấy thư giãn, tốt cho tâm trạng như thiền định, thể dục thể thao, yoga, đọc sách,... Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tập luyện cách hít thở sâu, chăm sóc giấc ngủ, tránh đồ uống chứa caffein hoặc chất kích thích,...

Như vậy trên đây là những thông tin cơ bản về chứng rối loạn lo âu mong sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Đồng thời thông qua bài viết bạn sẽ có cho mình những giải pháp phù hợp để có thể giảm bớt căng thẳng và giải tỏa lo âu. Nếu nhận thấy mình đang có những dấu hiệu báo động tình trạng rối loạn lo âu thì hãy đi khám để được điều trị, tránh trường hợp bệnh phát triển thành mãn tính ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt hàng ngày và chất lượng sức khỏe, cuộc sống của bạn.


Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2024

Những dấu hiệu bạn cần biết về bệnh trầm cảm

 

  • Trầm cảm là một tình trạng con người bị rối loạn cảm xúc. Dấu hiệu của trầm cảm đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, chán nản, mất động lực trong thời gian dài. Người gặp ảnh hưởng cả cảm xúc, hành vi, tư duy tiêu cực, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề với cả thể chất và tinh thần.

  • Tình trạng của trầm cảm phổ biến như thế nào?

  • Cảm xúc tiêu cực ở người trầm cảm kéo dài khiến người bệnh gặp khó khăn trong công việc, cuộc sống, làm rạn nứt các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè. Không ít trường hợp trầm cảm nặng có ý định tự tử và thực hiện nếu không được phát hiện sớm.

  • Thực tế trầm cảm là căn bệnh phổ biến, các nghiên cứu cho biết có đến 10 - 15% dân số mắc chứng bệnh này vào một giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Tỉ lệ các đối tượng dưới 20 tuổi mắc trầm cảm đang tăng lên, nhất là ở các nước phát triển, nguyên nhân được cho là do lạm dụng rượu và các chất kích thích tăng lên hay do áp lực từ nhiều phía: gia đình, công việc, học tập.

  • Nữ giới có tỉ lệ mắc trầm cảm cao hơn so với nam giới, đặc biệt là ở những người có mối quan hệ xã hội kém, đã ly dị, độc thân hoặc phụ nữ vừa mới sinh con. Với sự phổ biến của bệnh, mỗi người nên tự trang bị cho bản thân kiến thức cơ bản về bệnh trầm cảm để có thể xử trí khi mình hoặc những người xung quanh không may mắc phải.

  •  Dấu hiệu của trầm cảm

  • Nhận biết sớm dấu hiệu trầm cảm là rất quan trọng bởi sẽ giúp người mắc phải được can thiệp và có sớm những phương pháp, hạn chế được hậu quả do bệnh gây ra với cả sức khỏe, tinh thần hay tính mạng. Dưới đây là những dấu hiệu sớm của chứng trầm cảm nói chung:

  • Suy nhược cơ thể

  • Trầm cảm khiến trạng thái tinh thần của người bệnh rơi vào tiêu cực với một loạt cảm xúc xấu như: đau khổ, chán nản, vô vọng, khóc lóc nhiều nhưng không rõ lý do. Bản thân người mắc phải cũng nhạy cảm hơn, dễ buồn chán khi cảm thấy mình không được quan tâm, bị bỏ rơi.

  • Tất cả những vấn đề tinh thần này dẫn đến tình trạng mệt mỏi cơ thể, suy nhược kéo dài.

  • Hoảng hốt

  • Người bị trầm cảm khó kiểm soát cảm xúc của bản thân và thường cảm thấy hoảng hốt bất thường với cả những điều xảy ra hàng ngày. Khi rơi vào trạng thái này, người bệnh rất khó lấy lại bình tĩnh, cách tốt nhất là cần tránh những tình huống gây kích thích tinh thần lớn.

  • Căng thẳng

  • Dấu hiệu căng thẳng thường xuyên có thể là do trầm cảm, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này. Loại căng thẳng này không thể điều trị bằng thuốc an thần, tuy nhiên có thể hiệu quả với các thuốc khác ít tính phụ thuộc hơn.

  • Cảm giác bị ám ảnh

  • Người mắc chứng trầm cảm thường hay bị ám ảnh về một số việc hoặc hành động cụ thể, có thể là nguyên nhân gây ra nỗi sợ, cú sốc tâm lý nào đó. Đôi khi nỗi ám ảnh này gây ra cảm giác tội lỗi cho người bệnh, cần đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý.

  • Rối loạn giấc ngủ

  • Chứng trầm cảm khiến giấc ngủ bị rối loạn, rất khó đi vào giấc ngủ, thường hay bị thức giấc vào giữa đêm và khó ngủ lại được. Một số người thì thường xuyên gặp phải ác mộng khiến họ tỉnh giấc và thiếu ngủ.

  • Mất tập trung

  • Mất tập trung cũng là triệu chứng thường gặp ở người bị trầm cảm mà không ít người bỏ qua. Người rất khó để tập trung làm một việc gì đó, cảm thấy trí nhớ kém đi nhiều, không thể sắp xếp suy nghĩ một cách logic.

  • Vấn đề về tình dục

  • Trầm cảm ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống tình dục của người bệnh, họ cảm thấy không còn hứng thú, cảm giác trong chuyện này và đây có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Ngoài các dấu hiệu trên, người mắc trầm cảm còn có thể gặp những rối loạn khác như: tâm trạng buồn bã, thay đổi khẩu vị, chán ăn hoặc ăn rất nhiều, tăng hoặc giảm cân nhanh, giảm hứng thú hoạt động, tự trách bản thân, mệt mỏi, thiếu sinh lực, suy nghĩ, hành động chậm, dễ nghĩ đến cái chết và tự tử,…

Khi nào bạn cần đến gặp chuyên gia tâm lý?

Trầm cảm có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh, việc trị liệu cần thực hiện càng sớm càng tốt. Tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được khắc phục sớm, suy nghĩ tiêu cực còn khiến người mắc phải  thực hiện những hành động xấu, tự gây hại cho bản thân và những người xung quanh.

Khi bạn có các dấu hiệu của trầm cảm, hãy tâm sự với bạn bè, người thân để được hỗ trợ, nếu cần thiết cần đi khám bác sĩ. Đặc biệt nếu xuất hiện ý nghĩ tự tử, hãy tìm đến  các chuyên gia tâm lý ngay lập tức, việc nói chuyện với các chuyên gia tâm lý với các phương pháp trị liệu phù hợp sẽ giúp bạn cải thiện về sức khỏe tâm lý tinh thần khi bị trầm cảm.

Liệu pháp tâm lý là phương pháp trị liệu hiệu quả thường áp dụng đầu tiên cho người mắc phải bệnh trầm cảm, ngoài ra các trường hợp nặng có thể phải can thiệp bằng các biện pháp bổ trợ khác. Tuy nhiên, để đảm được thực hiện trị liệu đúng phác đồ thì các chuyên gia cần trực tiếp gặp người mắc phải. 

Người bị trầm cảm cần có một lối sống tinh thần lành mạnh, lạc quan để hạn chế diễn tiến, tốt hơn có thể trị liệu khỏi. Những lưu ý cần thực hiện gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên.

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

  • Đơn giản hóa cuộc sống.

  • Tránh tự cô lập bản thân.

  • Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng.

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu của trầm cảm và cách trị liệu, nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với các chuyên gia tâm lý trị liệu để được hỗ trợ.

Địa chỉ - Cơ sở 1: LK76, Đường số 23, KĐT TP Giao Lưu, Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888 77 1978

Gmail: tamlypsyone@gmail.com

Fanpage: Đăng nhập hoặc đăng ký để xem


Bài viết liên quan: 

Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2024

Tất cả những thông tin về tình trạng trầm cảm

 

Trầm cảm là một tình trạng bất ổn về tâm lý phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở giữa tuổi vị thành niên khoảng 20 đến 30 tuổi. Trầm cảm dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy tìm hiểu về tình trạng  trầm cảm và cách trị liệu trong bài viết sau đây nhé!

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm (Depression) là một chứng rối loạn khí sắc, gây ra cảm giác buồn và tình trạng mất hứng thú kéo dài dai dẳng.

Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề về tinh thần và thể chất.

Cảm giác buồn kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ xung quanh bạn. Bạn có thể cảm thấy cuộc sống vô nghĩa và nguy hiểm nhất là dẫn đến tự tử.



Trầm cảm có những loại nào?

Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo bảng Phân loại Bệnh Quốc tế ICD-10, trầm cảm thường được chia thành 4 loại:

Trầm cảm ở mức nhẹ nhẹ

  • + Xuất hiện 2/3 triệu chứng đặc trưng và 2/7 triệu chứng phổ biến trong vòng tối thiểu 2 tuần.

  • + Khó thực hiện các sinh hoạt cá nhân thông thường hoặc các hoạt động xã hội.

  • + Có thể có hoặc không đi kèm các triệu chứng cơ thể.

Trầm cảm mức vừa

  • + Xuất hiện 2/3 triệu chứng đặc trưng và 3/7 triệu chứng phổ biến trong vòng tối thiểu 2 tuần.

  • + Gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt gia đình và công việc.

  • + Có thể có hoặc không đi kèm triệu chứng cơ thể

Trầm cảm ở mức nặng

  • + Xuất hiện 3/3 triệu chứng đặc trưng và 4/7 triệu chứng phổ biến tối thiểu trong vòng 2 tuần.

  • + Luôn xuất hiện triệu chứng cơ thể.

  • + Ít có khả năng tiếp tục công việc và tham gia các hoạt động sinh hoạt gia đình, xã hội.

Trầm cảm nặng đi kèm triệu chứng loạn thần

+ Thỏa mãn mọi tiêu chí chẩn đoán tình trạng trầm cảm nặng.

  • + Xuất hiện dấu hiệu ảo giác, hoang tưởng.

Tuy nhiên các triệu chứng loạn thần thường khó nhận biết hoặc thoáng qua nên cần phải được các chuyên gia đánh giá thông qua các giai đoạn.

Những dấu hiệu trầm cảm là gì? 

Trầm cảm bao gồm các triệu chứng sau:

3 triệu chứng đặc trưng

  • + Nét mặt buồn, đơn điệu, ánh mắt lơ đãng, chậm chạp.

  • + Giảm hoặc không còn quan tâm, thích thú với thế giới xung quanh.

  • + Luôn cảm thấy mệt mỏi và không có năng lượng.

7 triệu chứng phổ biến

  • + Giảm tập trung và chú ý.

  • + Giảm lòng tự trọng và sự tự tin.

  • + Luôn có cảm giác tội lỗi và cảm thấy bản thân không xứng đáng có được điều gì đó.

  • + Có suy nghĩ tiêu cực, bi quan về tương lai.

  • + Có ý muốn làm hại bản thân hay tự sát.

  • + Giảm cảm giác thèm ăn.

  • + Rối loạn giấc ngủ.



Triệu chứng cơ thể

  • + Mất hứng thú với các hoạt động thú vị, sở thích cũ.

  • + Thiếu phản ứng cảm xúc với các sự kiện vui nhộn diễn ra thường ngày.

  • + Thức dậy vào buổi sáng sớm hơn bình thường từ 2 giờ trở lên.

  • + Trầm cảm trở nên tồi tệ hơn vào buổi sáng.

  • + Có bằng chứng khách quan về sự trì trệ hoặc kích động, hưng cảm quá mức (được quan sát và nhận ra bởi những người xung quanh).

  • + Chán ăn, sụt cân (lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể).

  • + Giảm ham muốn rõ rệt.

Nguyên nhân gây ra tình trạng bị trầm cảm?

Trầm cảm có thể gây ra do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân:

  • + Yếu tố di truyền: nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường.

  • + Các chất hóa học trong não: Sự giảm nồng độ của 2 hormone hạnh phúc là noradrenalin và serotonin ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Ngoài ra sự tương tác bất thường của 2 hormone này với các thành phần khác của não cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm.

  • + Stress: thường những chấn thương và căng thẳng trong giai đoạn thơ ấu có liên quan chặt chẽ đến trầm cảm.

  • + Do ảnh hưởng bởi một số bệnh: Các bệnh như sau chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm

  • + Mất ngủ thường xuyên: Rối loạn giấc ngủ thường xuyên dễ dẫn đến trầm cảm.



Đối tượng dễ mắc trầm cảm là ai? 

Trầm cảm có thể xảy ra với bất kỳ ai và là tình trạng phổ biến ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là từ tuổi vị thành niên đến trung niên.

Ước tính khoảng 3,8% dân số trên toàn thế giới mắc trầm cảm với hơn 700.000 người chết vì tự tử mỗi năm. Một số đối tượng dễ mắc trầm cảm là:

  • Thanh thiếu niên: Trẻ em trong giai đoạn dậy thì thường có những biến đổi về sinh lý và tâm lý cũng như áp lực từ việc học tập, thi cử kéo dài. Nếu không có sự quan tâm và hướng dẫn của những người xung quanh, trẻ rất dễ mắc trầm cảm.
  • Người gặp sang chấn tâm lý: Những cú sốc hoặc biến cố đột ngột và nghiêm trọng rất dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm, chẳng hạn như người thân qua đời, phá sản, nợ nần, bị lừa đảo, tình cảm đổ vỡ, li dị, bất đồng với con cái.
  • Phụ nữ sau sinh: Sự thay đổi về hormone, cơ thể, lối sống khiến phụ nữ giai đoạn này trở nên nhạy cảm và làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm sau sinh.
  • Bệnh nhân: Những người đang điều trị bệnh lý khác, đặc biệt là những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến mạng sống như ung thư, tai nạn, tai biến, cắt bỏ các bộ phận rất dễ bị trầm cảm. Một số bệnh lý liên quan đến thẩm mỹ hoặc bệnh "khó nói" như giang mai, lậu cũng khiến họ rơi vào tự ti kéo dài và dẫn đến trầm cảm.
  • Người thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực: Việc đối diện thường xuyên với stress trong công việc, cuộc sống, mất cân bằng kinh tế và các mối quan hệ làm gia tăng tỷ lệ mắc tình trạng trầm cảm. Nhóm đối tượng này ngày càng gia tăng do những áp lực trong cuộc sống hiện đại.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích: Đây cũng là nhóm đối tượng dễ mắc trầm cảm nếu sử dụng các chất khiến thần kinh căng thẳng trong thời gian dài.

Biến chứng nguy hiểm khi bị trầm cảm

Trầm cảm gây ra những rối loạn nghiêm trọng và khủng khiếp, không chỉ các vấn đề sức khỏe thể chất mà tinh thần của bạn cũng bị ảnh hưởng rất lớn:

  • + Thừa cân hoặc béo phì.

  • + Thường xuyên đau ốm, thiếu năng lượng, mệt mỏi, mất ngủ làm tăng khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc làm nặng hơn các bệnh lý đang có.

  • + Lạm dụng rượu hoặc ma túy.

  • + Lo lắng, hoảng sợ hoặc rối loạn ám ảnh xã hội.

  • + Tự mình cách ly khỏi xã hội.

  • + Có ý định tự tử và tìm mọi cách để tự tử.

Khi nào bạn cần gặp chuyên gia tâm lý?

Các dấu hiệu cần gặp các chuyên gia tâm lý

Chứng trầm cảm đòi hỏi cần có sự can thiệp các chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Nếu bạn có các dấu hiệu của rối loạn trầm cảm hay có ý muốn tự tử phải nhanh chóng đến các cơ sở tâm lý uy tín hoặc các trung tâm về sức khỏe tâm thần để được chẩn đoán chính xác và đề xuất hướng hỗ trợ thích hợp.

Bất kỳ các triệu chứng tâm lý nào ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc, người thân hay các mối quan hệ xã hội cũng nên được quan tâm và hãy gặp các chuyên gia tâm lý nếu tình trạng này kéo dài.

Cách khắc phục và phòng ngừa tình trạng trầm cảm hiệu quả 

Tâm lý trị liệu

Các nhà tâm lý trị liệu sẽ thông qua giao tiếp để cải thiện sức khỏe tinh thần và tháo gỡ các vấn đề trong cảm xúc và hành vi của người mắc phải. .

Người mắc phải sẽ được tư vấn và tìm nguồn gốc của các vấn đề cảm xúc đang mắc phải, cách để bình tĩnh và vượt qua các vấn đề đó.

Đây là phương pháp trị liệu rất hiệu quả và khi kết hợp với một số phương pháp tiên tiến trong trị liệu trầm cảm sẽ mang lại hiệu quả cao.

Biện pháp phòng ngừa

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng đến từ nhiều nguyên nhân như công việc, học tập, biến cố. Bạn cần cải thiện kĩ năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và kiểm soát cảm xúc để có thể đối mặt với nghịch cảnh.

Thực hiện các bài tập thư giãn như yoga hoặc tập thể thao vừa phải, thiền đồng thời nuôi dưỡng lòng biết ơn và sự lạc quan.

Hãy thực hành khống chế những cảm xúc tiêu cực, trò chuyện với chuyên gia tâm lý của bạn để được hướng dẫn những phương pháp khắc phục những cảm xúc tồi tệ đó một cách hiệu quả.

Chia sẻ với bạn bè và gia đình

Khi chia sẻ với bạn bè và gia đình về vấn đề đang gặp phải, bạn sẽ nhận được sự đồng cảm, cùng sẻ chia từ họ.

Đồng thời, chính họ cũng sẽ là những người giúp bạn có hướng đi và cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Vì vậy, việc chia sẻ rất quan trọng, đặc biệt là trong thời điểm khủng hoảng.

Thực hiện thăm khám trị liệu khi phát hiện các triệu chứng

Hãy quan tâm đến sức khỏe tinh thần của mình và những người xung quanh để phát hiện sớm các triệu chứng trầm cảm. Từ đó có phác đồ trị liệu kịp thời không để trầm cảm diễn tiến quá nặng.

Cân nhắc trị liệu lâu dài

Khi trị liệu trầm cảm, hãy dùng thuốc theo phác đồ của các chuyên gia tâm lý và cân nhắc trị liệu lâu dài ngay cả khi các triệu chứng trầm cảm của bạn đã thuyên giảm để phòng tránh trường hợp xấu nhất trầm cảm có thể quay trở lại và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Nơi khám tư vấn về tình trạng trầm cảm

Nếu gặp các vấn đề như trên hãy đến ngay các trung tâm chuyên khoa Tâm lý, Thần kinh. Ngoài ra, có thể tham khảo trung tâm uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn trị liệu phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Trên đây là tất cả những thông tin về tình trạng trầm cảm mà các chuyên gia tâm lý đã chia sẻ. Khi còn những thông tin cần được hỗ trợ, mọi người hãy CLICK vào bảng chát để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.  

Tại Hà Nội: Trung tâm tâm lý trị liệu PSYONE HÀ NỘI

Địa chỉ: số 76 đường 23, Khu đô thị Thành phố Giao lưu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội 

Số điện thoại: 0888 771 978

Link liên kết: https://tam-ly-tri-lieu-psyone-ha-noi.business.site/?utm_source=gmb&utm_medium=referral

Facebook: https://www.facebook.com/TamlyPsyOne/?locale=vi_VN

Rối loạn lo âu - Những nguy hiểm bạn cần biết (Tâm Lý Trị Liệu PsyOne Hà Nội)

  Cuộc sống quá bận rộn và nhiều áp lực chính là một trong các nguyên nhân khiến những vấn đề về sức khỏe tâm thần đang có xu hướng tăng nha...