Danh sách Blog của Tôi

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2022

Trầm cảm ở phụ nữ là như thế nào? Lời khuyên của chuyên gia tâm lý PsyOne

 Trầm cảm ở phụ nữ là một tình trạng bệnh lý tâm thần nghiêm trọng ở nữ giới. Bệnh trầm cảm ở nữ có nhiều nguyên nhân nhân gây nên. Nếu không có phương pháp ngăn chặn kịp thời sẽ để lại nhiều ảnh hưởng. Để tìm hiểu nhiều hơn về bệnh trầm cảm ở phụ nữ, mọi người cùng theo dõi ở bài viết dưới đây.

Khái niệm bệnh trầm cảm ở phụ nữ là gì?

Hằng năm, sẽ có khoảng 12 triệu phụ nữ bị trầm cảm lâm sàng mỗi năm và sẽ có một số ít phụ nữ có thể bị trầm cảm lâm sàng trong suốt cuộc đời của họ. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh bị cao hơn nam giới, độ tuổi mắc phải từ 25-40.

Một lý do đơn giản chúng ta có thể thấy phụ nữ bị trầm cảm nhiều hơn là vì họ phải chịu nhiều các tác động từ cuộc sống xung quanh, gia đình, công việc, con cái,.. Với những người đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ thì khả năng mắc bệnh trầm cảm càng cao hơn. Vốn dĩ sức khỏe của họ đã bị giảm đi một phần, thay đổi sinh lý và họ mong lại được sự quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, gia đình hay chồng, người thân lại không biết quan tâm san sẻ nên tâm lý của họ trở nên nặng nề hơn khiến ảnh hưởng gây nhiều nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe tinh thần và sức khỏe sinh lý của người bệnh.

Trầm cảm ở phụ nữ có những dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Tâm lý ở phụ nữ khá phức tạp, dễ bị tổn thương hay nhạy cảm với các sự việc diễn ra hằng ngày. Dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ chúng ta có thể nhận biết dễ dàng như:

  • Thay đổi tâm trạng thường xuyên hay cáu kỉnh.
  • Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng, lo lắng hoặc tuyệt vọng.
  • Mất hứng thú với các hoạt động ngay cả với những sở thích của bản thân.
  • Suy nghĩ hoặc nói chậm hơn
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Giảm năng lượng, mệt mỏi nhiều hơn

Tuy nhiên các triệu chứng trên sẽ có người gặp hết cũng có người không gặp hết tất cả. Mức độ nghiêm trọng, tần suất của các triệu chứng và kéo dài bao lâu sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Những nguyên nhân yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trầm cảm ở nữ

Theo chuyên gia tâm lý học cho biết, các nguy cơ và nguyên nhân trầm cảm ở phụ nữ gia tăng có thể là do thay đổi nồng độ hormone xảy ra trong suốt cuộc đời của người phụ nữ. Những thay đổi này xuất hiện rõ rệt trong giai đoạn dậy thì, mang thai và mãn kinh cũng như sau sinh hoặc sau khi sẩy thai.

Ngoài ra sự biến đổi hormone theo chu kỳ kinh nguyệt cũng ảnh hưởng đến tâm lý.

Phụ nữ căng thẳng trong công việc, gia đình,

Phụ nữ cô đơn, bị mất người thân phải chịu nhiều căng thẳng.

Ngoài ra sẽ còn nhiều lý do khác gây nên tùy thuộc vào mỗi bối cảnh hoàn cảnh khác nhau của mỗi người. Nên chị em cần phát hiện và có phương pháp điều trị sớm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính bản thân mình.

Những nguy hiểm của bệnh trầm cảm ở phụ nữ

Chúng ta đều có thể bị nhầm khi các biểu hiện của bệnh trầm cảm với các dấu hiệu của bệnh lý khác. Do đó nếu không được chẩn đoán chính xác và kịp thời sẽ gây nhiều ảnh hưởng, tổn thương về mọi mặt không chỉ người bệnh mà còn những người xung quanh.

  • Các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp bị ảnh hưởng
  • Gây ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe
  • Trầm cảm làm thay đổi thói quen hằng ngày
  • Kích thích các hành vi tiêu cực

Phụ nữ bị trầm cảm thường xuất hiện các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như:

  • Lo âu: Rối loạn lo âu thường cùng xuất hiện với trầm cảm ở phụ nữ.
  • Rối loạn ăn uống: Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng trầm cảm ở phụ nữ và chứng rối loạn ăn uống như chán ăn và ăn vô độ.
  • Lạm dụng ma túy hoặc rượu: Một số phụ nữ bị trầm cảm cũng có một số hình thức sử dụng hoặc lệ thuộc chất gây nghiện không lành mạnh. Lạm dụng chất gây nghiện có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm và khó điều trị hơn.

Lời khuyên của chuyên gia tâm lý Đặng Văn Nguyên về phòng ngừa bệnh trầm cảm ở phụ nữ


Theo chuyên gia tâm lý thần kinh Đặng Văn Nguyên chia sẻ:Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ, chính bản thân người phụ nữ và người thân xung họ cần tránh gây những gánh nặng quá mức lên bản thân họ, chia sẻ và thông cảm cho người phụ nữ trong gia đình như:

  • Nên có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngoài thời gian cho gia đình bạn nên dành thời gian cho chính bản thân mình. Yêu thương chính bản thân mình.
  • Vào các thời kỳ quan trọng như mang thai và sau sinh cần mang trong mình một tinh thần thoải mái. Những người xung quanh nên quan tâm hơn khi họ trong giai đoạn này để người phụ nữ không bị tủi thân hay cáu gắt vô cơ.
  • Tại các thời kỳ quan trọng của người phụ nữ như tuổi dậy thì, trước khi có kinh nguyệt hay thời kỳ tiền mãn kinh cần tìm ra phương pháp giải tỏa tâm trạng hay kiểm soát đúng cách.
  • Phòng ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh để giảm thiểu khả năng mắc bệnh như: Di truyền, các tác động đến não bộ, các chấn thương đầu đời,...
  • Nên chia sẻ cảm xúc với người thân, tránh tình trạng kìm nén bản thân, không muốn trò chuyện hay giao tiếp với mọi người..
  • Do nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở phụ nữ rất đa dạng và vẫn chưa có phương pháp chẩn đoán cụ thể.

Do đó, để xác định bản thân mình hay những người xung quanh bạn có mắc bệnh trầm cảm hay không thì hay đến trung tâm tâm lý trị liệu PSYONE uy tín để được các bác sĩ, chuyên gia đưa ra các phương pháp khám và chẩn đoán bệnh cụ thể cho bạn.

Trung tâm tâm lý trị liệu PsyOne Hà Nội - Chuyên gia tâm lý thần kinh Đặng Văn Nguyên 

Hotline: 0888.77.1978
Email: tamlytrilieupsyone@gmail.com

Địa chỉ: số 76 đường 23 thành phố Giao Lưu - phường Cổ Nhuế 2 - quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2022

Bệnh trầm cảm có tự khỏi được không?

 Nhiều người khi bị mắc trầm cảm họ có nhiều cảm giác trải qua sự đau khổ và muốn thoát ra khoải nó. Nhưng mãi không khỏi được. Họ luôn có thắc mắc: " Bệnh trầm cảm có tự khỏi không?".  Để giải đáp thắc mắc ấy, mọi người cùng theo dõi ở bài viết dưới đây. 

Bệnh trầm cảm có tự khỏi được không? 

Theo chuyên gia tư vấn tâm lý Đặng Văn Nguyên chia sẻ về bệnh trầm cảm có tự khỏi được không của nhiều người thì  các trường mắc trầm cảm ơn giai đoạn nhẹ sẽ có thể vẫn tự khỏi bệnh. Những người bệnh có các dấu hiệu  chưa  diễn biến  phức tạp  và có nền tảng tâm lý vững chắc  để tự bước ra khỏi suy nghĩ tiêu cực của trầm cảm. Nhưng đó chỉ được tính ở con số  ít và hiếm gặp. 

Còn lại, hầu như những trường hợp bị trầm cảm đều phải nhờ đến các biện pháp điều trị chuyên sâu của các chuyên gia hoặc chấp nhận sống chung với bệnh suốt đời. 

Vì vậy, nếu quyết định tiếp nhận điều trị trầm cảm và góp phần mang lại kết quả khả quan. Tránh để tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cả về tinh thần và thể xác. 

Xem thêm: Bệnh trầm cảm có chữa được không? 

Lời khuyên của chuyên gia tại trung tâm trị liệu tâm lý PsyOne

Chuyên gia tâm lý thần kinh Đặng Văn Nguyên đã có lời khuyên cho các thân chủ đang gặp phải tình trạng bị trầm cảm như sau:

👉 Mọi người nên thăm khám càng sớm càng tốt 

Muốn kết quả điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, trước hết người bệnh phải tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác. Bước này cần được thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa, kết quả có chính xác hay không phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm của chuyên gia tâm lý thực hiện. Khi đó, thân chủ cần nên nói  rõ các tình trạng của mình gặp phải chi tiết  để đánh giá chính xác mức độ bệnh và  phân loại bệnh cụ thể. Điều đó giúp tình trạng bệnh nhanh khỏi hơn bao giờ hết. 

👉 Thân chủ nên tuân thủ đúng các phác đồ của chuyên gia đưa ra

Để kết quả trị liệu hiệu quả, ngoài các phương pháp của chuyên gia thì cũng cần sự phối hợp của các thân chủ:

– Thực hiện đúng theo phác đồ của chuyên gia và tuân thủ những nguyên tắc trị liệu cũng như hướng dẫn.

–  Trong quá trình trị liệu, không sử dụng thuốc bởi dễ dẫn đến thói quen lạm dụng. Việc làm này có thể kích phát các triệu chứng trầm cảm, thậm chí lần này các triệu chứng còn nặng nề hơn. 

– Thực hiện điều trị tâm lý chính xác, đều đặn, thường xuyên nếu người bệnh lựa chọn điều trị tại trung tâm tâm lý PsyOne  

Xem thêm: Địa chỉ  điều trị tâm lý hiệu quả tại Hà Nội 

👉 Kết hợp với các phương pháp tự trị tại nhà 

Chăm sóc tại nhà bằng các hoạt động tích cực như: Tập thể dục hằng ngày, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo giấc ngủ tốt và đủ. Thay đổi một  số thói quen xấu như hạn chế các suy nghĩ  tiêu cực, tự tạo niềm vui cho bản thân, đọc nhiều sách báo, tham gia các hoạt động vui tươi trong cộng đồng, cải thiện các mối quan hệ tốt đẹp. 

Với mỗi một hành động sẽ rất có ích cho để giúp những người mắc bệnh trầm cảm vượt  qua.  Trầm cảm thực sự là một căn bệnh và có thể chữa khỏi nếu tích cực điều trị.  Mọi chẩn đoán và trị liệu sẽ hiệu quả khi lựa chọn đúng chuyên gia tâm lý. 

Mọi chi tiết cần hỗ trợ tư vấn xin liên hệ: 

PsyOne - Nơi chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn

Hotline: 0888.77. 1978

Địa chỉ: số 76 đường 23 tp Giao Lưu - phường Cổ Nhuế 2 - quận Bắc Từ Liêm - Tp Hà Nội

Fanpage: https://www.facebook.com/TamlyPsyOne

Giải đáp:"Bệnh trầm cảm có chữa được không?"

Trầm cảm là bệnh tâm lý và hoàn toàn khác với các trạng thái cảm xúc mệt mỏi buồn chán đơn thuần. Nếu trầm cảm không được điều trị sớm và đúng cách sẽ có những tiêu cực trong suy nghĩ và hành động của người bệnh. Chính vì thế, nhiều người đã đặt ra câu hỏi:"Bệnh trầm cảm có chữa được không? Trầm cảm có tự khỏi không?" Để giải đáp thắc mắc của mọi người , chuyên gia tâm lý Đặng Văn Nguyên đã có những chia sẻ chi tiết ở bài viết dưới đây. 

Trầm cảm là bệnh gì? 

Bệnh trầm cảm là một trong các bệnh về tâm lý có các triệu chứng riêng biệt chứ không còn là các triệu chứng đơn thuần như chán nản, yếu đuối. Trong y học trầm cảm được gọi là rối loạn cảm xúc và rối loạn khí sắc phổ biến trong tâm thần học. 
Trầm cảm không có nguyên nhân gây ra trực tiếp nhưng hậu quả của các nguyên nhân để lại thì lại chính là nguyên nhân thúc đẩy gây ra tình trạng bệnh. Đây được coi là một căn bệnh tâm lý cực kỳ nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời sẽ  gây nên nhiều ảnh hưởng nặng nề đến công việc, sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng các mối quan hệ, sức khỏe và thậm chí là những hành vi gây tổn thương đến bản thân và những người xung quanh, có thể tự tử.
Trầm cảm ở có thể mắc phải ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng khác nhau. Vậy bệnh trầm cảm có chữa được không? 

Giải đáp:"Bệnh trầm cảm có chữa được không?"

Trong buổi chia sẻ ngày 31/8/2022, chuyên gia tâm lý thần kinh Đặng Văn Nguyên cho biết, bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Tuy nhiên thời gian chữa nhanh hay chậm, mức độ hiệu quả cao hay thấp cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào sự hợp tác của các thân chủ và môi trường xung quanh. 


Để điều trị bệnh trầm cảm, chuyên gia sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán và xác định mức độ của từng người. Với bệnh trầm cảm sẽ chia làm 3 giai đoạn: nhẹ - vừa - nặng. 
💥Trị liệu trầm cảm ở mức độ nhẹ
Chuyên gia tâm lý học sẽ hướng dẫn các thân chủ  bị mắc bệnh trầm cảm cách thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, tích cực trong suy nghĩ mà không cần sự hỗ trợ của thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên nếu tình trạng không thoát khỏi, thì bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia vì có thể bạn đã  bị nặng hơn so với dự đoán ban đầu. 
💥Trị liệu trầm cảm ở mức độ vừa và nặng
Ở hai mức độ này, các chuyên gia tâm lý sẽ định hình các nguyên nhân gây bệnh, từ đó áp dụng các phương pháp thích hợp để điều trị. Các phương pháp kết hợp như sử dụng các trị liệu tâm lý, trấn an cảm xúc qua các bài test trảo đổi, sử dụng thuốc phương pháp spa tinh thần và thay đổi các thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống. Trường hợp nặng sẽ phải trị liệu nhiều buổi, thân chủ phải có sự phối hợp của cả người thân 
Điều trị bệnh trầm cảm mà không cần dùng thuốc sẽ được sử dụng phương pháp trị liệu và spa tinh thần để điều trị chuyên sâu ngăn cản sự tái phát  và khắc phục được các nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. 
Việc trị liệu tâm lý bệnh trầm cảm cần được thực hiện tại trung tâm lớn uy tín, chuyên nghiệp và đáng tin cậy mới đảm bảo được hiệu quả tối đa. 

Chữa bệnh trầm cảm tại trung tâm tâm lý trị liệu PsyOne Hà Nội 

Trung tâm tâm lý trị liệu PsyOne Hà Nội - Chuyên gia tâm lý thần kinh ĐẶNG VĂN NGUYÊN là một trong những  đơn vị đi đầu và tiên phong trong lĩnh vực vật lý trị liệu tâm lý, cải thiện các tâm bệnh nói chung và bệnh trầm cảm nói riêng. Thực hiện can thiệp trị liệu, các chuyên gia kết hợp với khoa học tâm trí, khoa học trị liệu cùng với phương pháp Spa tinh thần và các yếu tố tự nhiên xung quanh nhằm mang lại hiệu quả toàn diện về thể chất và tinh thần của người bệnh. 


Trung tâm tâm lý trị liệu PsyOne Hà Nội sở hữu một đội ngũ chuyên gia tâm lý cùng các cán bộ nhân viên luôn làm việc hết sức mình, chuyên nghiệp và tận tâm.  Đến với trung tâm tâm lý trị liệu PsyOne, quý khách hàng sẽ  được nhiều lợi ích như: 
– Hỗ trợ đồng hành trong quá trình trị liệu bệnh trầm cảm và các bệnh liên quan đến tâm trí tận gốc mà không gây ra bất kỳ biến chứng hay tác dụng phụ nào.     
– Tuyệt đối không sử dụng thuốc để điều trị hay bất kỳ một can thiệp xâm lấn nào đến cơ thể người bệnh.
– Hỗ trợ hồi phục sức khỏe thể chất và tâm lý một cách tự nhiên nhất. 

Trung tâm tâm lý trị liệu PsyOne Hà Nội - Chuyên gia tâm lý thần kinh Đặng Văn Nguyên 

Hotline: 0888.77.1978
Email: tamlytrilieupsyone@gmail.com
Địa chỉ: số 76 đường 23 thành phố Giao Lưu - phường Cổ Nhuế 2 - quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2022

Bệnh trầm cảm phổ biến như thế nào? Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm

  Trầm cảm là bệnh rối loạn cảm xúc, được thể hiện bởi các cảm giác buồn bả, chán nản và mất động lực trong 1 thời gian dài. Nếu gặp phải tình trạng này mà không có phương pháp khắc phục sẽ gây ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi, tư duy tiêu cực dẫn đến ảnh hưởng về thể chất và tinh thần. Để biết thêm về các dấu hiệu của bệnh trầm cảm cũng như khi nào nên đi khám bác sĩ mọi người cùng theo dõi ở bài viết dưới đây nhé. 

 Bệnh trầm cảm phổ biến như thế nào?

Người bị trầm cảm xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực gây nhiều khó khăn trong công việc, cuộc sống và ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, bạn bè. Nếu nặng hơn sẽ có những suy nghĩ  tìm  đến cái chết và sẽ thực hiện hành vi nếu không phát hiện sớm. 


Hiện nay có khoảng 10 - 15% số người mắc phải bệnh trầm cảm ở một thời điểm nào đó của cuộc đời. Ở độ tuổi dưới 20 tuổi đang có xu hướng tăng lên,  ở các nước phát triển do  lạm  dụng nhiều chất kích thích. Nữ giới có tỉ lệ mắc trầm cảm cao hơn so với nam giới.  Với sự phổ biến của bệnh như hiện nay thì mọi người nên tự trang bị cho bản thân các kiến thức cơ bản về trầm cảm  để có cách xử trí khi chính bản thân mình hoặc những người xung quanh không may mắc phải. 

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Nhận biết được các dấu hiệu bệnh trầm cảm rất quan trọng với mọi người nhằm phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị kịp thời, hạn chế những hậu quả khó lường trước gây ra với người bệnh. 

Một số dấu hiệu có thể điểm qua như :

+ Suy nhược cơ thể:  Trầm cảm khiến tinh thần người bệnh rơi vào cảm giác bị tiêu cực: Đau khổ, chán nản, khóc bộc phát mà không có lý do. Bên cạnh đó người bệnh cũng sẽ rất nhạy cảm, hay buồn chán khi  cảm thấy không được quan tâm và rơi vào tình trạng bị bỏ rơi. Những vấn đề tinh thần này khiến cơ thể mệt mỏi  và  gây nên hiện tượng suy nhược kéo dài. 

 + Hoảng hốt

Người mắc bệnh trầm cảm khó kiểm soát cảm xúc của bản thân và thường cảm thấy hoảng hốt bất thường với cả những điều xảy ra hàng ngày. Khi rơi vào trạng thái này, người bệnh rất khó lấy lại bình tĩnh, cách tốt nhất là cần tránh những tình huống gây kích thích tinh thần lớn.

+ Cảm giác bị ám ảnh

Người mắc chứng trầm cảm thường hay bị ám ảnh về một số việc hoặc hành động cụ thể, có thể là nguyên nhân gây ra nỗi sợ, cú sốc tâm lý nào đó. Đôi khi nỗi ám ảnh này gây ra cảm giác tội lỗi cho người bệnh, cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý.

+ Rối loạn giấc ngủ

Chứng trầm cảm khiến giấc ngủ bị rối loạn, người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ, thường hay bị thức giấc vào giữa đêm và khó ngủ lại được. Một số người thì thường xuyên gặp phải ác mộng khiến họ tỉnh giấc và thiếu ngủ.

+ Mất tập trung

Mất tập trung cũng là triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh trầm cảm mà không ít người bỏ qua. Người bệnh rất khó để tập trung làm một việc gì đó, cảm thấy trí nhớ kém đi nhiều, không thể sắp xếp suy nghĩ một cách logic.

+ Vấn đề về tình dục

Trầm cảm ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống tình dục của người bệnh, họ cảm thấy không còn hứng thú, cảm giác trong chuyện này và đây có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Ngoài các dấu hiệu trên, người mắc bệnh trầm cảm còn có thể gặp những rối loạn khác như: tâm trạng buồn bã, thay đổi khẩu vị, chán ăn hoặc ăn rất nhiều, tăng hoặc giảm cân nhanh, giảm hứng thú hoạt động, tự trách bản thân, mệt mỏi, thiếu sinh lực, suy nghĩ, hành động chậm, dễ nghĩ đến cái chết và tự tử,…

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Trầm cảm có thể dẫn đến rất nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh, việc điều trị cần thực hiện càng sớm càng tốt. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị sớm, suy nghĩ tiêu cực còn khiến người bệnh thực hiện những hành động xấu, tự gây hại cho bản thân và những người xung quanh.

Khi bạn có các dấu hiệu của trầm cảm, hãy tâm sự với bạn bè, người thân để được hỗ trợ, nếu cần thiết cần đi khám bác sĩ. Đặc biệt nếu xuất hiện ý nghĩ tự tử, hãy tìm đến bác sĩ ngay lập tức, việc nói chuyện với bác sĩ tâm lý với các phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bạn điều trị bệnh.


Liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị hiệu quả thường áp dụng đầu tiên cho bệnh nhân trầm cảm, ngoài ra các trường hợp nặng có thể phải can thiệp bằng thuốc hay liệu pháp choáng điện. Tuy nhiên, thuốc điều trị hay liệu pháp kích thích có thể gây tác dụng phụ nên chỉ được chỉ định trong trường hợp cần thiết.

Người bệnh trầm cảm cần có một lối sống tinh thần lành mạnh, lạc quan để hạn chế diễn tiến bệnh, tốt hơn có thể điều trị khỏi bệnh. Những lưu ý cần thực hiện gồm:

  • Tập thể dục thường xuyên.

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

  • Đơn giản hóa cuộc sống.

  • Tránh tự cô lập bản thân.

  • Học cách thư giãn và kiểm soát căng thẳng.

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu của bệnh trầm cảm và cách điều trị, nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với các chuyên gia tâm lý trị liệu Đặng Văn Nguyên qua hotline 0888.77.1978 để được hỗ trợ.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

Bệnh trầm cảm là gì? Cách đánh giá mức độ trầm cảm

Trầm cảm là một trong những vấn đề được quan tâm nhất của sức khỏe tâm thần. Không ai có thể miễn dịch được với trầm cảm. Tình trạng này có thể xảy ra ở tất cả mọi người thuộc các tầng  lớp xã hội khác nhau, ở mọi quốc gia và ở tất cả các nền văn hóa. Để hiểu hơn về bệnh trầm cảm, mọi người hãy cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia tâm lý thần kinh Đặng Văn Nguyên trong bài viết dưới  đây. 

Trầm cảm là gì? 

Trong cuộc đời mỗi chúng ta chắc hẳn mọi người sẽ có những cảm giác buồn vào một lúc nào đó. Thực tế, những cảm xúc buồn hay chán nản thoáng qua đều là những trạng thái hoàn toàn bình thường đặc biệt trong những lúc khó khăn.


Tuy nhiên, nỗi buồn hoặc chán nản kéo dài trong khoảng 2 tuần hoặc hơn mà người ấy không thoát khỏi, không kiểm soát được cảm xúc bản thân thì được coi đã bị bệnh trầm cảm. 

Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần. Nó là một tình trạng buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động trong cuộc sống về công việc, học tập, gia đình, các mối quan hệ xã hội. Trầm cảm là rối loạn tâm thần có thể điều trị được. 

Theo thống kê thì tỷ lệ người mắc trầm cảm ở phụ nữ là 1/4 và ở nam giới là 1/10. Tỷ lệ chung là 15%. Tình trạng trầm cảm có thể khởi phát ở trẻ em và người lớn. Chính vì thế bạn nên biết được các dấu hiệu bất thường của cơ thể mình để đi khám ở các trung tâm cơ sở uy tín nhất. 

Xem thêm: Bệnh trầm cảm và tự kỷ 

Biểu hiện trầm cảm là gì?

Để biết mình có bị trầm cảm hay không thì bạn nên gặp trực tiếp các chuyên gia tâm lý hoặc tư vấn qua các kênh Online nếu chưa đi khám hoặc nhà xa. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các bài test tâm lý và chấm điểm mức độ trầm cảm.  Bệnh trầm cảm là gì? Cách đánh giá mức độ trầm cảm 

Các biểu hiện của trầm cảm của mỗi người sẽ khác nhau  và  tùy vào mức độ của từng người. Chúng ta sẽ đánh giá qua 4 nhóm triệu chứng: Cảm xúc, tư duy, cơ thể và hành vi.

Trầm cảm biểu hiện qua cảm xúc

  • Khí sắc giảm: Nét mặt buồn bã, nhiều khi không phản ứng với các khích thích bên ngoài.
  • Cảm thấy buồn rầu, chán nản.
  • Mất hứng thú trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt các hứng thú vốn có trước đây đều bị giảm hoặc mất.
  • Khóc lóc nhiều hoặc không có thể khóc.
  • Cảm thấy cô đơn mặc dù có nhiều người xung quanh

Trầm cảm biểu hiện qua tư duy

  • Mất tự tin vào bản thân: bệnh nhân thường đánh giá thấp bản thân, cho rằng bản thân không làm được điều gì tốt đẹp hoặc không hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
  • Cảm thấy tội lỗi, trường hợp nặng có các hoang tưởng tự buộc tội.

  • Có những suy nghĩ bi quan, tiêu cực về bản thân, những người xung quanh và thế giới. Đặc biệt bệnh nhân luôn bi quan về tương lai, không thấy được đường đi cho bản thân.
  • Có cảm giác vô vọng
  • Nếu nặng có thể có các ý tưởng tự sát, tự hủy hoại bản thân.

Trầm cảm biểu hiện qua hành vi

  • Chậm chạp, cảm giác khó khăn ngay khi làm các công việc đơn giản.
  • Ăn uống kém: giảm sự ngon miệng, không thấy cảm giác đói hoặc không có nhu cầu ăn uống. Có trường hợp lại xuất hiện ăn uống vô độ.
  • Rối loạn giấc ngủ, đa số là mất ngủ, thường thức giấc nhiều lần hoặc dậy sớm, cũng có trường hợp ngủ li bì.
  • Không làm được các công việc bình thường như trước đây.
  • Giảm khả năng tập trung, ngay cả việc đơn giản bệnh nhân cũng không có khả năng chú ý, tập trung được.
  • Trường hợp nặng có hành vi tự sát hoặc gây tổn thương cho chính mình.

Trầm cảm biểu hiện qua Cơ thể

  • Đau đầu, đau nhức trong cơ thể, dù không hề có tổn thương hay mắc bệnh gì.
  • Dễ mệt mỏi: dù chỉ làm công việc đơn giản nhưng bệnh nhân vẫn có cảm giác mệt mỏi. Mệt mỏi toàn thân, đặc biệt vào buổi sáng sớm.
  • Bồn chồn, bất an, đứng ngồi không yên…

10 triệu chứng trầm cảm và cách tự đánh giá trầm cảm

Trong thực tế, rất nhiều người có các biểu hiện trầm cảm ở các mực độ khác nhau (từ nhẹ đến nặng) nhưng không biết mình bị trầm cảm. Vì vậy, không đi khám và điều trị kịp thời, cuộc sống, công việc gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí để lại những hậu quả đáng buồn. 

Bảng câu hỏi sau đây giúp cho bạn có thể đánh giá để biết bạn hoặc người thân của bạn có các triệu chứng trầm cảm hay không, từ đó có thể tư vấn bác sĩ chuyên khoa Tâm thần sớm nhất có thể. 

Chia sẻ Facebook

Trong 2 tuần lễ liên tiếp, những triệu chứng nào sau đây thường xuyên xuất hiện?

Câu hỏi

Không

1. Khó ngủ, ngủ ít, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều?

 

 

2. Cảm giác mệt mỏi hoặc mất năng lượng, mất sinh lực, uể oải?

 

 

3. Ăn mất ngon, ăn ít hoặc ăn quá nhiều?

 

 

4. Mất thú vị, hứng thú hoặc mất quan tâm trong sinh hoạt, công việc hoặc giải trí?

 

 

5. Cảm giác buồn rầu, buồn bã hoặc bực bội khó chịu?

 

 

6. Ý nghĩ chán nản, buông xuôi, bỏ mặc bản thân hoặc gia đình, ý nghĩ tự cho mình không xứng đáng hoặc tự buộc tội bản thân?

 

 

7. Khó khăn khi tập trung vào việc gì đó, chẳng hạn khi đọc báo hoặc xem truyền hình, TV?

 

 

8. Cảm giác bứt rứt, bồn chồn, đứng ngồi không yên, lo lắng hơn bình thường, hoặc bạn nói và cử động chậm chạp hơn bình thường khiến người chung quanh có thể nhận thấy?

 

 

9. Trong 2 tuần lễ đó, bạn đã từng có ý nghĩ muốn chết hoặc muốn tự gây thương tích cho mình không? Hoặc bạn có ý nghĩ không bằng lòng với cuộc sống, chán sống?

  

10. Bạn có thường xuyên lo lắng về những rối loạn trong cơ thể của mình hay không (nhức đầu, đau bụng, đau ngực, đánh trống ngực, nôn, đau cơ, đổ mồ hôi, v.v…)

  

Đánh giá kết quả

Nếu bạn có năm (05) câu trả lời “có” hoặc nhiều hơn, có thể bạn đã có những triệu chứng của trầm cảm. Bạn có thể mang bảng câu hỏi này đến bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

==>> Xem thêm: PsyOne trung tâm tâm lý trị liệu hiệu quả tại Hà Nội

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi chuyên gia tâm lý thần kinh Đặng Văn Nguyên, Thạc Sĩ chuyên gia tâm lý sức khỏe Nguyễn Diệu Thu. Mọi người hãy liên hệ với Trung tâm tâm lý trị liệu PsyOne theo số Hotline: 0888.77.1978 - Fanpage: https://www.facebook.com/TamlyPsyOne và địa chỉ: để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Rối loạn lo âu - Những nguy hiểm bạn cần biết (Tâm Lý Trị Liệu PsyOne Hà Nội)

  Cuộc sống quá bận rộn và nhiều áp lực chính là một trong các nguyên nhân khiến những vấn đề về sức khỏe tâm thần đang có xu hướng tăng nha...