Dựa vào những triệu chứng trên và mức độ mà Bác sĩ tâm thần kinh hoặc Tâm lý gia sẽ phân loại trầm cảm nhẹ, vừa, nặng. Đôi khi họ sẽ mời bệnh nhân làm một số test để hỗ trợ chẩn đoán thêm chính xác. Một dạng trầm cảm khác cũng được quan tâm nhiều là rối loạn trầm cảm sau sinh
Bệnh trầm cảm do nguyên nhân nào gây ra?
Trầm cảm được gọi là rối loạn vì không thể xác định nguyên nhân cụ thể, ta chỉ có thế xác định yếu tố nguy cơ, tức là cá nhân đó trải qua những điều này thì nguy cơ gặp trầm cảm sẽ cao hơn những đối tượng khác. Các nguy cơ trầm cảm có thể bao gồm:
- Do bệnh lý hoặc chấn thương: Người có tiền sử mắc bệnh não như viêm não, u não, chấn thương sọ não dễ mắc bệnh trầm cảm do tổn thương cấu trúc não.
- Sử dụng chất kích thích:Người bệnh dễ trầm cảm nếu hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng chất kích thích tổn hại thần kinh như ma túy, ma túy đá..
- Trầm cảm do căng thẳng kéo dài: Công việc áp lực kéo dài, áp lực gia đình, xung đột, môi trường sống căng thẳng…
- Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân (nội sinh): Nguyên nhân trầm cảm xảy ra do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não bộ như Noradrenaline, Serotonin… Nhìn chung, các yếu tố liên quan đến các nhóm sinh học (di truyền, thay đổi chất dẫn truyền ở não…), môi trường (căng thẳng kéo dài, thiếu nguồn lực xã hội…) tâm lý (quá khứ từng có sang chấn….) đều có thể góp phần tăng nguy cơ trầm cảm.
Bệnh trầm cảm có biểu hiện như thế nào?
Theo hướng dẫn chẩn đoán của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu những triệu chứng này hiện diện trên 2 tuần:
1. Đau nhức không rõ nguyên nhân
Trầm cảm đôi khi có những biểu hiện rõ ràng về mặt thể chất. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dialogues in Clinical Neuroscience, 69% những người đáp ứng các tiêu chuẩn về chứng trầm cảm đã có những cơn đau nhức về mặt cơ thể (dù có kết quả bình thường về mặt sức khỏe cơ thể). Rối loạn tâm trạng có thể xuất hiện kèm với các triệu chứng khác như: đầy hơi, đau lưng, đau khớp.
2. Mất tập trung
Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc quên tên ai đó hay nhiệm vụ cần làm. Tuy nhiên, trầm cảm liên quan đến việc thường xuyên mất khả năng tập trung và làm giảm hiệu quả công việc. Bạn có thể mắc nhiều sai lầm hơn hoặc gặp khó khăn khi đưa ra quyết định.
3. Thay đổi về giấc ngủ
Một trong những triệu chứng chính của bệnh trầm cảm là rối loạn giấc ngủ. Một số người sẽ ngủ quá nhiều và một số quá ít.
4. Thay đổi cảm giác ăn uống
Một số người trở nên ăn nhiều hơn khi họ mắc trầm cảm. Những người khác nhìn chằm chằm vào một món ăn trông thật ngon mà hoàn toàn không thèm ăn hay hứng thú gì. Dù bằng cách nào, sự thay đổi đáng kể về cảm giác thèm ăn và cân nặng (hơn 5% trọng lượng cơ thể trong một tháng) có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
5. Khó chịu, kích động hoặc ủ rũ
Một dấu hiệu khác của sự trầm cảm là sự cáu kỉnh, kích động và ủ rũ tăng cao. Những điều nhỏ nhặt cũng khiến bạn khó chịu – chẳng hạn như tiếng ồn ào, hoặc chờ đợi lâu (dù trước đây bạn không cảm thấy như vậy trong tình huống tương tự). Đôi khi đi kèm sự tức giận là suy nghĩ tự làm hại bản thân hoặc mong muốn làm hại người khác. Nếu bạn đang trải qua một số cảm giác đó, hãy tìm sự trợ giúp ngay lập tức.
Chẩn đoán bệnh trầm cảm như thế nào?
Trầm cảm được các chuyên gia tâm lý chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng và một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định bệnh, đánh giá mức độ trầm cảm, từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp.
1. Chẩn đoán lâm sàng bệnh trầm cảm
Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm theo ICD-10 hoặc Chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn DSM V.
2. Xét nghiệm cận lâm sàng để biết mức độ bệnh trầm cảm
Chuyên gia sử dụng xét nghiệm để đo nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, xác định nguyên nhân gây bệnh trầm cảm và loại trừ các khả năng khác. Một số xét nghiệm chỉ định cho bệnh nhân trầm cảm bao gồm:
- Trắc nghiệm tâm lý
- Trò chuyện lâm sàng
3. Chẩn đoán phân biệt để biết bệnh trầm cảm
Bệnh trầm cảm rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt là nhóm bệnh tâm thần. Do đó, chuyên gia tâm lý cũng sẽ có những kinh nghiệm và cách thức chuyên môn để xác định đúng tình hình của bệnh nhân.
Điều trị tâm lý chữa bệnh trầm cảm có được không?
Điều trị tâm lý được xem là liệu pháp chữa trị trầm cảm phát huy hiệu quả trong xã hội hiện đại. Các tâm lý gia được đào tạo bài bản các liệu pháp và kỹ thuật để đồng hành hỗ trợ tâm lý với bệnh nhân. Việc trị liệu tâm lý không chỉ giúp bệnh nhân dần dần hồi phục trở lại, thoát khỏi sự phiền nhiễu của trầm cảm, mà đó còn là hành trình giúp bệnh nhân hiểu thêm bản thân mình, gia tăng sự tự tin và thích nghi với đời sống hơn.
Các liệu pháp tâm lý phổ biến hiện nay để trị liệu bệnh trầm cảm:
- Nhận thức & trị liệu hành vi
- Trị liệu nghệ thuật
- Trị liệu gia đình
Tùy vào mỗi cá nhân và câu chuyện của họ mà Tâm lý gia lựa chọn liệu pháp phù hợp cho người bệnh
Nên khám và chữa bệnh trầm cảm ở đâu?
Khi có các triệu chứng nghi ngờ trầm cảm, người bệnh không nên xem nhẹ hay bỏ mặc cơ thể mà cần đến cơ sở y tế có chuyên môn, trình độ cao để được khám, đánh giá mức độ trầm cảm cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Do các triệu chứng trầm cảm đôi khi đi kèm với những bất ổn về mặt cơ thể nên dễ khiến người bệnh hoang mang, khó xác định vấn đề của mình. Thế nên, việc lựa chọn những bệnh viện đa khoa, nơi có nhiều chuyên khoa kết hợp như Trung tâm tâm lý trị liệu PsyOne Hà Nội để có sự sàng lọc, hội chẩn hoặc phối hợp điều trị giữa các chuyên khoa khi cần.
Tâm lý trị liệu điều địa chỉ điều trị tâm bệnh hiệu quả |
Người bệnh khám trầm cảm tại Trung tâm tâm lý trị liệu PsyOne Hà Nội sẽ có những ưu điểm đặc biệt như sau:
- Bác sĩ áp dụng phương pháp trắc nghiệm, tham vấn, hoặc trị liệu cho từng cá nhân theo phác đồ riêng biệt
- Áp dụng liệu pháp vẽ tranh, âm nhạc, trò chơi để tiếp cận trẻ nhỏ
- Phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, thần kinh và thạc sĩ tâm lý để đạt hiệu quả cao trong điều trị
- Thông tin khách hàng tuyệt đối bảo mật, tạo môi trường thoải mái cho các bệnh nhân dễ thích nghi trong trị liệu tốt nhất,
Fanpage: https://www.facebook.com/TamlyPsyOne