Danh sách Blog của Tôi

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

Khi nào cần gặp: Chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần?

 

Chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần là ai?

Hầu như chúng ta rất dễ nhầm lẫn về danh xưng là bác sĩ tâm lý - những người chăm sóc sức khỏe tinh thần. Điều này vô hình khiến ta hiểu " chuyên gia tâm lý" và " bác sĩ tâm thần" là một nhưng thực tế đây lại là 2 nghề khác nhau.
Chuyên gia tâm lý (Psychologist) là người được đào tạo từ ngành tâm lý học. Ngành tâm lý học chia thành hai hướng chính đó là tham vấn ( Counselling) và lâm sàng (clinical). Họ là người có khả năng trị liệu tâm lý và trải qua các khóa học chuyên ngành lâm sàng.


 Thân chủ là những khách hàng, bệnh nhân mắc phải các bệnh về tâm lý có các mức độ nặng nhẹ khác nhau tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tham vấn hay trị liệu. Trong giới chuyên môn ở Việt Nam đã đồng tình rằng: "Để phân biệt giữa tham vấn và trị liệu thì sẽ có nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng nó sẽ có điểm chung đó là các nhà trị liệu tâm lý sẽ  đảm bảo chúng trong những trường hợp nặng hơn."
Bác sĩ tâm thần ( Psychiatrist) là người theo học ngành bác sĩ đa khoa  với chuyên ngành sâu là tâm thần. Vì vậy ta có thể hiểu bác sĩ tâm thần là người có bằng cấp y khoa và chuyên gia tâm lý thì không có.

Quá trình thăm khám ở chuyên gia trị liệu tâm lý và bác sĩ điều trị tâm thần khác nhau như thế nào? 

Nghe tên tưởng chừng như đây là một lĩnh vực, một phương pháp nhưng thực tế đây lại là hai vấn đề khác nhau. Chúng ta có thể nhận thấy sự khác nhau trong quá trình thăm khám điều trị của trị liệu tâm lý và điều trị tâm thần. 
💥Trị liệu tâm lý 
Khi tìm đến các chuyên gia tâm lý, thân chủ và chuyên gia sẽ cùng nhau thảo luận về những khó khăn trong tâm lý mà bạn gặp phải.  
Các chuyên gia sẽ có các phương pháp khảo sát  về tình trạng hiện tại của bạn trong một vài buổi đầu tiên. Bạn sẽ được làm một số các câu hỏi trắc nghiệm, suy nghĩ, hành vi và nhân cách.  
Ở giai đoạn chuyên sâu, chuyên gia sẽ thực hiện vào các buổi trị liệu tiếp theo và sẽ sử dụng điều trị bằng các phương pháp khác nhau phụ thuộc vào tình trạng của thân chủ. 
💥 Điều trị tâm thần 
 Điều trị tâm thần sẽ hoàn toàn khác  so  với điều trị tâm lý. Các bác sĩ tâm thần sẽ yêu cầu làm xét nghiệm sinh lý, sinh hóa để kiểm tra sức khỏe tổng quát bao gồm:  xét nghiệm máu, điện não đồ,.. và cũng có tương tự như trị liệu thì  điều trị tâm thần cũng có các bài test trắc nghiệm. Nhưng điều trị tâm thần sẽ phải liên quan tác động  từ thuốc, còn điều trị tâm lý thì không.  

Chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần chuyên môn về khía cạnh nào?

Các chuyên gia tâm lý sẽ  quan tâm và tìm hiểu câu chuyện cuộc đời dẫn đến những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi đặt thù của mỗi thân chủ. Trong một quá trình trị liệu tâm lý,  ngoài việc điều trị cho các thân chủ, mà còn cả các mối quan hệ xung quanh và điều kiện họ đang sống. Bởi những yếu tố này liên quan trực tiếp đến hiệu quả điều trị và triệt để các nguyên nhân gây bệnh.   
Bác sĩ tâm thần họ sẽ tập trung vào những biến đổi chức năng trong bộ não là nguyên nhân khiến bị tâm thần. Phương pháp điều trị là dùng thuốc giảm hoặc hết triệu chứng của bệnh.   

Trung tâm tư vấn và trị liệu tâm lý thần kinh Đặng Văn Nguyên sẽ điều trị bệnh lý gì?

Với đội ngũ tâm lý gia nhiều năm kinh nghiệm, trung tâm đã tiếp nhận nhiều đối tượng khác nhau: Trẻ nhỏ, trẻ vị thành nhiên, người trưởng thành, các gia đình và cặp đôi có các vấn đề về tình cảm.

Chuyên gia tâm lý thần kinh Đặng Văn Nguyên chia sẻ về một số loại rối loạn tâm thần mà bạn nên đi khám như:

- Rối loạn lo âu, bao gồm cả rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế 

- Trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và các rối loạn tâm trạng khác

- Rối loạn nhân cách

- Rối loạn căng thẳng sau chấn thương

- Rối loạn tâm thần, bao gồm cả tâm thần phân liệt


Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tâm thần tiềm ẩn:

- Thường xuyên cảm thấy buồn bã, tức giận, sợ hãi, căng thẳng hoặc lo lắng

- Thường xuyên bộc phát cảm xúc hoặc thay đổi tâm trạng

- Nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ không giải thích được

- Xuất hiện ảo giác hoặc ảo tưởng, hoang tưởng

- Sợ hãi hoặc lo lắng dữ dội về một thay đổi nào đó trong cơ thể: tăng cân, đau bụng, rụng tóc…

- Có sự thay đổi đáng kể trong chế độ ăn uống hoặc giấc ngủ

- Khó tập trung và khó đưa ra quyết định

- Không có khả năng ứng phó với các hoạt động hàng ngày

- Xa lánh các hoạt động xã hội hoặc các mối quan hệ

- Có ý nghĩ làm tổn thương bản thân hoặc người khác

- Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.

Trung tâm điều trị tâm lý PsyOne luôn mong muốn được dùng khả năng của mình để chăm sóc và chia sẻ với những âu lo của các bệnh nhân. Nên nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm, bạn có thể đến trực tiếp Trung tâm điều trị tâm lý PsyOne qua địa chỉ: số 76 đường 23 thành phố Giao Lưu - phường Cổ Nhuế 2 - quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội. Hiện nay, trung tâm tâm lý đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng - đơn giản - thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:   

- Tư vấn qua số điện thoại 0888. 77. 1978

Nhắn tin trực tiếp qua Fanpage: https://www.facebook.com/TamlyPsyOne để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Rối loạn lo âu - Những nguy hiểm bạn cần biết (Tâm Lý Trị Liệu PsyOne Hà Nội)

  Cuộc sống quá bận rộn và nhiều áp lực chính là một trong các nguyên nhân khiến những vấn đề về sức khỏe tâm thần đang có xu hướng tăng nha...