Trong thời kỳ mang thai và sinh con thì cơ thể của phụ nữ đã phải trải qua nhiều sự thay đổi khác nhau. Ở giai đoạn này, cuộc sống và áp lực tinh thần dễ khiến phụ nữ lâm vào trầm cảm sau sinh. Vậy trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không? Và nên điều trị như thế nào? Mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm những thông tin về trầm cảm sau sinh trang bị cho bản thân và những người xung quanh.
Trầm cảm sau sinh là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và tác hại như thế nào?
Trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm trạng cực đoan liên quan đến suy nghĩ và cảm xúc của phụ nữ sau sinh. Người mắc phải thường có cảm giác buồn bã trống rỗng, mệt mỏi, lo lắng, và luôn sợ con mình bị hại hay bản thân mình làm hại đến con. Nhiều khi có cảm nhận bị mọi người xung quanh thờ ơ với mình khi mọi người tập trung vào con nhiều hơn. Các diễn biến từ nhẹ rồi dần chở nặng nếu không bị phát hiện kịp thời. Đôi khi sẽ dần phát triển thành các hành vi tiêu cực gây hại cho chính bản thân người mẹ và con của họ.
Trầm cảm sau sinh có các dấu hiệu, triệu chứng bao gồm như:
- Tâm trạng luôn trong trạng thái bồn chồn, ủ rũ, chán nản.
- Khóc nhiều, khóc tự phát, không muốn gặp mọi người.
- Mất ngủ, mệt mỏi quá mức, có cảm giác khó chịu và tức giận.
- Trí nhớ kém đi, giảm khả năng suy nghĩ hoặc không tự quyết định được vấn đề.
- Suy nghĩ mình không phải là người mẹ tốt, dằn vặt.
- Có tư tưởng làm hại bản thân hoặc em bé.
Các dấu hiệu bệnh trầm cảm sau sinh có thể dễ bị nhầm lẫn với tình trạng sức khỏe nhưng nếu kéo dài và không có biện pháp khắc phục sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.
Những nguy hiểm của trầm cảm sau sinh gây ra.
Trầm cảm sau sinh nếu không điều trị sớm không chỉ gây ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến em bé và cả những người xung quanh.
- Đối với bà mẹ bị trầm cảm sau sinh: Tình trạng bệnh kéo dài sẽ trở nên rối loạn trầm cảm mãn tính. Ngay cả khi điều trị, thì có thể làm tăng nguy cơ tái phát trong tương lai: Không có đủ năng lượng hoạt động động để chăm sóc con cái; suy nhược cơ thể, không có giao tiếp các mối quan hệ xung quanh và có nguy cơ tự tử.
- Đối với em bé có mẹ bị trầm cảm sau sinh: Ảnh hưởng từ mẹ như chậm phát triển ngôn ngữ, học tập, không có sự liên kết mẹ - con gây ảnh hưởng nặng nề; có nhiều hành vi bất thường dễ bị kích động hơn trẻ bình thường; cảm xúc sẽ bị tiêu cực hơn, chậm phát triển về chiều cao và khó thích nghi với môi trường trong việc hòa nhập xã hội
Điều trị trầm cảm sau sinh như thế nào hiệu quả?
Chuyên gia điều trị
- Yêu cầu bạn trả lời bộ câu hỏi sàng lọc về trầm cảm bằng phương pháp SPA tinh thần
- Sau đó sẽ dựa vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tại bệnh viện mà bạn đã từng khám trước đó.
Phương pháp trị liệu trầm cảm sau sinh hiệu quả
Do đó, để xác định bản thân mình hay những người xung quanh bạn có mắc bệnh trầm cảm sau sinh hay không thì hay đến trung tâm tâm lý trị liệu PSYONE uy tín để được các bác sĩ, chuyên gia đưa ra các phương pháp khám và chẩn đoán bệnh cụ thể cho bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét